ADN được biết đến là một đại phân tử hữu cơ có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, với các đơn phân bao gồm các nucleotit. Phân tử ADN thường hai chuỗi polinucleotit được liên kết với với nhau theo nguyên tắc bổ sung. Bên cạnh đó, ADN còn có chức năng là bảo quản, mang và truyền đạt thông tin di truyền. Vậy nên, trong bài viết này, chúng tôi sẽ nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN để mọi người có thể hiểu rõ hơn về phân tử này.

nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của adn

Đặc điểm cấu tạo hóa học của adn là gì?

Một số đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN

Như đã đề cập ở trên, ADN là một đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với các đơn phân là nucleotit. Trong mỗi nucleotit cấu tạo sẽ gồm có 3 thành phần :

– Một gốc axit photphoric là H3PO4H3PO4

– Một gốc bazơ nitơ gồm có T, A, G, X

– Một gốc đường đêoxiribôzơ là C5H10O4C5H10O4

Vì các loại nucleotit chỉ khác nhau ở mỗi bazo nito nên các chuyên gia đặt tên các loại nucleotit theo tên của bazo nito.

Do nằm liền nhau nên liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị, từ đó tạo nên chuỗi polinucleotit.

Liên kết hóa trị là liên kết giữa gốc axit photphoric (H3PO4H3PO4) với gốc của nucleotit khác đường đêoxiribôzơ (C5H10O4C5H10O4).

*** Tìm hiểu qua về cấu trúc không gian của phân tử ADN

Vì mỗi phân tử ADN sẽ gồm có hai chuỗi polinucleotit ở song song ngược chiều nhau ( chẳng hạn như chiều 5’→→3′ và 3’→→5′) . Các nucleotit của hai mạch sẽ liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.

– A – T  thực hiện liên kết với nhau bằng 2 liên kết H

– G –  X thực hiện liên kết với nhau bằng 3 liên kết H

Từ kết quả của nguyên tắc bổ sung thì chúng ta có thể suy ra được thành phần của nucleotit và số lượng nucleotit ở mạch còn lại.

– Đường kính của vòng xoắn được tính là 20 A0

– Khoảng cách giữa hai cặp bazo đo được là 3,4A0

– Một chu kì vòng xoắn có thể có 10 cặp nucleotit ( 20 nucleotit)

*** Chức năng của phân tử AND :

Nắm giữ chức năng truyền đạt, lưu giữ và bảo quản thông tin di truyền giữa các thế hệ với nhau.

Bốn loại nuclêôtit trên thường liên kết với nhau theo chiều dọc, và tuỳ theo số lượng của chúng mà có thể xác định chiều dài ADN. Đồng thời, chúng còn có thể sắp xếp theo nhiều kiểu khác nhau nhằm tạo ra được vô số loại phân tử ADN khác nhau. Các phân tử ADN phân biệt với nhau không chỉ bởi trình tự sắp xếp mà còn cả về số lượng và thành phần các nuclêôtit.

Tính đặc thù và tính đa dạng của ADN là cơ sở cho tính đa dạng cũng như tính đặc thù của các loài sinh vật. ADN trong tế bào chủ yếu tập trung trong nhân và thường có khối lượng ổn định, mang tính đặc trưng cho mỗi loài.